GIẢI ĐÁP: LẤY TỦY RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 

Lấy tủy răng là một trong những dịch vụ nha khoa khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, thậm chí e ngại vì sợ đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, liệu quy trình này có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi [...]

Lấy tủy răng là một trong những dịch vụ nha khoa khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, thậm chí e ngại vì sợ đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, liệu quy trình này có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về việc lấy tủy răng có nguy hiểm không, từ quy trình thực hiện, những rủi ro có thể xảy ra, đến lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa!

KHI NÀO CẦN LẤY TỦY RĂNG? 

Tủy răng là phần mềm nằm ở trung tâm của răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Đây là một mô sống, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ răng. Bảo tồn tủy răng luôn là nguyên tắc đầu tiên, tuy nhiên trong những trường hợp bắt buộc, bác sĩ vẫn phải thực hiện lấy tủy răng để điều trị. 

Bạn cần lấy tủy răng khi tủy răng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm nghiêm trọng, mà nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, áp xe hoặc mất răng. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến cần lấy tủy răng:

  • Sâu răng nặng, vết sâu đã lan vào đến tủy gây ra tình trạng hoại tử nghiêm trọng. 
  • Các chấn thương như gãy, nứt sâu làm lộ tủy răng, gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Một số răng đổi màu (thường là xám hoặc đen) do tủy bị chết, cần can thiệp lấy tủy để tránh ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Viêm tủy răng cấp tính hoặc mãn tính có thể gây đau dữ dội (cấp tính) hoặc âm ỉ lâu dài (mãn tính), cần điều trị để ngăn lan rộng viêm nhiễm.

Lấy tủy răng trong trường hợp tủy răng đã bị tổn thương nghiêm trọng

Nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường như đau răng, sưng nướu, hoặc nhạy cảm kéo dài, hãy thăm khám nha sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Lấy tủy răng không chỉ giúp bạn giữ lại răng mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện của khoang miệng.

LẤY TỦY RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 

Lấy tủy răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến nhằm loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc tổn thương, giúp cứu chữa và bảo tồn răng thật. Nhiều người lo lắng về việc lấy tủy răng có nguy hiểm không cũng như mức độ an toàn của dịch vụ này. 

Trên thực tế, lấy tủy răng là một dịch vụ rất phổ biến trong nha khoa và nó không hề nguy hiểm nếu được thực hiện đúng cách bởi nha sĩ có chuyên môn. 

Toàn bộ quy trình được thực hiện dưới tác dụng của thuốc tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình điều trị. Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể cảm thấy ê buốt nhẹ, nhưng cảm giác này thường không kéo dài và có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau theo chỉ định.

Nếu được thực hiện đúng quy trình, lấy tủy răng không chỉ giúp loại bỏ cơn đau và bảo vệ răng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như áp xe, viêm xương hàm hoặc mất răng.

Lấy tủy răng cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ nha khoa tay nghề cao

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xảy ra vấn đề không mong muốn như nhiễm trùng sau điều trị, tổn thương mô xung quanh khiến răng yếu hơn… Chính vì thế, hãy chọn phòng khám nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và thiết bị hiện đại. Đồng thời, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để đảm bảo răng được điều trị triệt để.

ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU KHI RĂNG BỊ MẤT TỦY? 

Sau khi răng bị mất tủy, tức là tủy răng đã được loại bỏ do viêm nhiễm hoặc tổn thương, răng sẽ không còn được nuôi dưỡng bởi mạch máu và dây thần kinh trong tủy. Điều này dẫn đến một số thay đổi về cấu trúc và chức năng của răng.

Một số thay đổi thường thấy nhất bao gồm: răng trở lên giòn hơn, mất cảm giác ở răng, răng đổi màu, nguy cơ nứt, gãy răng cao hơn. 

Chính vì thế, việc chăm sóc và tuân thủ các hướng dẫn từ nha sĩ là rất quan trọng để đảm bảo răng hồi phục tốt và tránh các biến chứng. Dưới đây là những việc bạn cần làm:

♦ Tránh ăn nhai ở phía răng vừa lấy tủy: Vì răng vẫn đang trong quá trình điều trị, tránh nhai mạnh để không làm tổn thương răng hoặc lớp trám tạm.

♦ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Thường gồm thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

♦ Theo dõi triệu chứng bất thường: Nếu bạn thấy đau nhức kéo dài, sưng nề hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, mủ), cần thông báo ngay với nha sĩ.

Sau khi lấy tủy, răng trở nên yếu hơn và dễ bị nứt, gãy. Việc trám răng hoặc bọc mão răng là cách bảo vệ răng hiệu quả.

  • Với răng hàm, thường cần làm mão răng để tăng khả năng chịu lực.
  • Với răng cửa, có thể chỉ cần trám răng thẩm mỹ nếu tổn thương nhỏ.

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ

Với sự chăm sóc đúng cách, răng sau khi lấy tủy có thể duy trì chức năng và tuổi thọ trong thời gian dài, giúp bạn đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về việc lấy tủy răng có đau không và yên tâm hơn trước khi quyết định điều trị!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.

0979 222 365

Thời gian làm việc
  • Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
  • Chủ Nhật: 08h00 - 18h00

Tư vấn miễn phí