Sưng răng khôn phải làm thế nào?
Răng khôn không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt mà còn gây ra hiện tượng đau nhức đặc biệt là trong trường hợp mọc răng khôn có thể thể kèm theo sưng thì càng nguy hiểm hơn. Vậy cách khắc phục tình trạng răng khôn bị sưng như thế nào ?
RĂNG KHÔN LÀ GÌ ?
Mỗi người bình thường trên thực tế có 32 chiếc răng tuy nhiên hàm răng của con người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới) và mọc thêm 4 răng không ở hai hàm. Răng khôn – còn gọi là răng hàm số 8 – là những chiếc răng mọc cuối cùng nằm phía trong cùng của hai hàm răng.
Khi răng khôn mọc lên nó không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên nó thường có các xu hướng mọc như răng khôn mọc thẳng, răng khôn mọc hơi lệch, răng khôn mọc nằm ngang và răng khôn mọc ngầm. Răng khôn thường được mọc khi bước vào lứa tuổi trưởng thành, trong độ tuổi từ 17 tới 25 tuổi.
Vì vậy nên gây không ít phiền toái cho những người gặp phải.
NGUYÊN NHÂN RĂNG KHÔN BỊ SƯNG
Do răng khôn mọc sau cùng nên khi mọc không đủ chỗ để phát triển đầy đủ nên thường chạm vào các răng khác hoặc thành lợi nên hình thành vạt nướu cạnh răng. Việc này sẽ khiến quá trình ăn nhai của răng bất tiệm và vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Khi các vụn thức ăn mắc kẹt lên răng thì về lâu dần, các vi khuẩn sẽ khiến vạt nướu bị sưng lên và tích tụ mủ.
BIỂU HIỆN CỦA RĂNG KHÔN BỊ SƯNG
- Sưng to ở lợi, nướu. Khi chạm vào có thể thấy cục sưng to. Việc sưng to này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt
- Đau nhức chân răng
- Nhiễm trùng chân răng nếu không biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đắng miệng do sưng tạo thành mủ rỏ rì
- Khó khăn trong quá trình sinh hoạt và vệ sinh răng miệng
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Khi răng khôn gặp tình trạng sưng tấy, mông mủ thì bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng. Khi đến khám bác sĩ sẽ chụp X- Quang để đánh giá tình hình. Sau đó, tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ của hiện tượng, Bác sĩ sẽ sử dụng phương thức điều trị phù hợp.
DÙNG THUỐC KHÁNG SINH
Khi tình trạng răng của bạn đang ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ kê toa sưng răng khôn uống thuốc cho bạn. Theo đó, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Với những trường hợp nhẹ này, trung bình bạn chỉ mất khoảng 1 tuần để chữa dứt bệnh.
NHỔ RĂNG KHÔN
Sau khi răng bị sưng và nếu tình trạng răng đã đến giai đoạn cần phải nhổ bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để đảm bảo tốt tình trạng răng miệng cũng như không ảnh hưởng đến các bệnh lý răng khác.
CÁCH PHÒNG TRÁNH RĂNG KHÔN BỊ SƯNG
VỆ SINH RĂNG MIỆNG SẠCH SẼ
Ngay cả khi đang trong quá trình mọc răng khôn bạn vẫn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bởi vi khuẩn nếu tích tụ lâu ngày càng khiến răng bạn đau hơn. Đánh răng ít nhất 2 lần /1 ngày kết hợp với dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng chứa Fluor để kháng khuẩn.
KHÁM RĂNG ĐỊNH KÌ
Hầu như đây là điều mà mọi người vẫn thường quên và bỏ qua vì nghĩ nó không thật sự cần thiết. Nhưng đã có không ít những trường hợp vì chúng ta chủ quan mà khi đi khám bệnh đã nặng và chuyển biến xấu hơn. Bạn nên chủ động khám răng định kỳ 6 tháng/ lần.
Đây là thời điểm thích hợp để biết chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng khôn. Thông qua những lần khám răng, bạn sẽ biết được răng khôn có mọc lệch hoặc có khả năng năng mắc các bệnh lý răng miệng tiềm ẩn nào không, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
BỔ SUNG CHẤT DINH DƯỠNG CHO RĂNG
Trong thời gian mọc răng khôn, bạn chỉ nên dùng những món ăn được chế biến mềm hoặc lỏng để giảm sự ê nhức khi ăn. Tuy nhiên bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, đạm, chất xơ,… Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng giúp lành thương nhanh và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là cách phòng tránh và khắc phục tình trạng răng khôn bị sưng. Cách tốt nhất vẫn nên khuyên bạn đến gặp bác sĩ để được tư vấn khám và điều trị hiệu quả nhất.
0979 222 365
- Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
- Chủ Nhật: 08h00 - 18h00