Quy trình chỉnh nha tại nha khoa Havi

Bước 1: Khám răng miệng tổng quát: Bác sĩ tổng quát sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp để xác định các vấn đề răng miệng đang gặp phải: cao răng mảng bám, sâu răng, mất răng, viêm nha chu… và đưa ra hướng điều trị với các vấn đề này. Đối với niềng răng, [...]

Bước 1: Khám răng miệng tổng quát:

Bác sĩ tổng quát sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp để xác định các vấn đề răng miệng đang gặp phải: cao răng mảng bám, sâu răng, mất răng, viêm nha chu… và đưa ra hướng điều trị với các vấn đề này.

Đối với niềng răng, bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán sơ bộ tình trạng răng cần can thiệp nắn chỉnh:

-Độ tuổi và sự thay răng.

-Vấn đề hô, móm, cắn hở, cắn sâu, răng thưa hoặc chen chúc…

-Thói quen ăn nhai và các thói quen xấu không có lợi cho răng miệng (đẩy lưỡi, mút môi, thở miệng…)

– Tình trạng tổn thương khớp thái dương hàm (nếu có)

 

Bước 2: Lấy dữ liệu đầy đủ để chn đoán:

+Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt

+Lấy dấu mẫu răng hai hàm bằng silicon hoặc lấy dấu 3D bằng máy quét iTero trực tiếp tại phòng khám.

+Chụp phim xquang chuyên dụng (bao gồm 3 phim: panorama, phim mặt thẳng, phim mặt nghiêng). Một số trường hợp cần khảo sát thêm (ví dụ như răng ngầm, răng bất thường về hình thể, nang răng…), bác sĩ sẽ chỉ định chụp thêm phim CT-conebeam.

Tại phòng khám đã được trang bị những trang thiết bị hiện đại bậc nhất, cho phép chụp được tất cả các phim xquang chuyên dụng cần thiết, được thực hiện bởi kĩ thuật viên chẩn đoán hình ảnh của phòng khám, hạn chế tối đa việc di chuyển của bệnh nhân, giúp cho quá trình thăm khám- chẩn đoán – tư vấn được nhanh gọn, thuận tiện và hiệu quả.

 

Bước 3: Tư vấn lộ trình điều trị:

Bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng về kế hoạch điều trị (có hay không có nhổ răng, cần nhổ những răng nào, tiên lượng về tuổi thọ của các răng, đặc biệt những răng dị dạng hoặc đang có tổn thương từ trước như răng sâu hay răng đã được xử lý tủy hoặc răng bị tụt lợi..)

-Xem trước kết quả điều trị giả định dựa trên quá trình quét iTero.

– Lựa chọn loại mắc cài phù hợp.

– Thời gian dự kiến cho quá trình điều trị.

– Chi phí niềng răng hết bao nhiêu.

– Chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng đúng cách.

– Những lưu ý sau khi tháo niềng răng.

-Giải đáp các câu hỏi khác của bệnh nhân.

 

 

Bước 4: Tiến hành gắn khí cụ niềng răng

Gắn khí cụ niềng răng là một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng không kém, cần đảm bảo độ chắc chắn không bị rơi mắc cài sau khi gắn. Bác sĩ sẽ hưỡng dẫn kĩ cách ăn nhai và chăm sóc vệ sinh đối với từng loại khí cụ để đảm bảo tính hiệu quả của các loại khí cụ này. Trong thời gian điều trị, bác sĩ chỉnh nha sẽ theo dõi, đánh giá điều trị thường xuyên để nắm chắc tiến độ ổn định và sự điều chỉnh thích hợp.

Thời gian gắn khí cụ dao động khoảng 30-90 phút tùy từng loại khí cụ.

Bước 5: Tái khám định kỳ, theo dõi tình hình

Người bệnh nên thực hiện tái khám định kỳ theo chỉ định để bác sĩ theo dõi tình trạng dịch chuyển của các răng và khớp cắn:

Trong thời gian đang điều trị chỉnh nha, bệnh nhân sẽ cần tái khám trung bình khoảng 4-8 tuần 1 lần theo lịch hẹn với bác sĩ. Sau khi hoàn thành quá trình điều trị, khí cụ trên răng được tháo bỏ thì chỉ cần tái khám định kì từ 6 tháng đến 1 năm/lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.

0979 222 365

Thời gian làm việc
  • Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
  • Chủ Nhật: 08h00 - 18h00

Tư vấn miễn phí