Hôi miệng không chỉ gây mất tự tin trong giao tiếp mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải, khiến tình trạng hôi miệng ngày càng trầm trọng.
NHỮNG THÓI QUEN KHIẾN HÔI MIỆNG NGHIÊM TRỌNG HƠN
Nếu cảm thấy mùi hôi miệng của mình ngày càng nặng, bạn nên xem lại những thói quen hàng ngày của mình. Dưới đây là 5 thói quen sai lầm khiến tình trạng hôi miệng ngày càng nghiêm trọng.
1. Không vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng qua loa hoặc không làm sạch toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là kẽ răng và lưỡi sẽ khiến vi khuẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ phân hủy thức ăn thừa, gây mùi khó chịu.
2. Bỏ qua việc vệ sinh lưỡi
Nhiều người chỉ chú ý đến răng mà quên làm sạch lưỡi, nơi chứa hàng triệu vi khuẩn gây mùi. Lớp màng trắng trên lưỡi chính là ổ vi khuẩn, gây ra mùi hôi khó chịu.
3. Không uống đủ nước
Uống ít nước hoặc thay nước lọc bằng các loại đồ uống như cà phê, trà, nước ngọt sẽ làm miệng bị khô làm giảm sản xuất nước bọt – yếu tố giúp rửa trôi vi khuẩn và cặn bã thức ăn. Điều này tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
4. Ăn uống không lành mạnh
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, đồ ăn cay, dầu mỡ hoặc ăn ít chất xơ sẽ làm mùi từ thức ăn không chỉ tồn tại trong khoang miệng mà còn theo đường hơi thở ra ngoài.
5. Chủ quan với các bệnh lý răng miệng và cơ thể
Không điều trị kịp thời các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, hoặc các vấn đề tiêu hóa. Các bệnh lý này là nguồn gốc gây mùi hôi, và nếu để lâu, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn.
Bệnh lý răng miệng cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng
CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG
Để tìm được cách khắc phục hôi miệng hiệu quả, bạn cần tìm được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Thông thường, sẽ có 2 nhóm nguyên nhân chính và cách giải quyết:
Nhóm 1: Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng hay cao răng, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp nha khoa để khắc phục vấn đề.
Nhóm 2: Nếu tình trạng hôi miệng không phải do vấn đề trong miệng, hoặc sau khi điều trị nha khoa mà vẫn không cải thiện, bạn cần tìm đến các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa hay tiết niệu để xác định nguyên nhân từ các cơ quan khác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Để cải thiện tình trạng hôi miệng tạm thời, bạn có thể sử dụng kẹo cao su không đường, nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng, đặc biệt là sau khi ăn các món có hành, tỏi hoặc khi hút thuốc. Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước trong ngày để duy trì độ ẩm cho miệng.
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng hôi miệng, việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, đồng thời kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa, cạo lưỡi và nước súc miệng để làm sạch các vùng vi khuẩn ẩn nấp.
Thăm khám nha khoa thường xuyên để phát hiện các vấn đề răng miệng
Ngoài ra, hãy đi khám nha khoa định kỳ 4 – 6 tháng một lần để loại bỏ cao răng và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Đừng quên súc miệng bằng nước sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa và cạo lưỡi hàng ngày để giữ hơi thở luôn thơm mát.
Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa Havi để đặt lịch khám răng trong trường hợp mùi hôi miệng của mình ngày càng trầm trọng.