Răng Ố Vàng – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục Triệt Để

Răng ố vàng là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng, và các bệnh khác và độ tuổi nào cũng có thể bị. Do đó, cần chú ý màu sắc của răng để dự báo về sức khỏe cũng như các bệnh có thể gặp phải. Răng ố vàng là gì? Răng ố [...]

Răng ố vàng là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng, và các bệnh khác và độ tuổi nào cũng có thể bị. Do đó, cần chú ý màu sắc của răng để dự báo về sức khỏe cũng như các bệnh có thể gặp phải.

Răng ố vàng là gì?

Răng ố vàng là trường hợp mà răng của bạn chuyển sang màu ngà hoặc màu vàng, nâu đen. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bên ngoài hay bên trong.

Nếu là yếu tố bên ngoài, sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ cần thay đổi cách sinh hoạt, còn nếu là yếu tố bên trong, bạn sẽ phải bị răng vàng trong thời gian dài và chỉ có thể giảm thiểu khi chữa trị được dứt điểm nguyên nhân thực sự.

Khi tình trạng này trở nên nặng hơn, các mùi hôi bắt đầu xuất hiện có thể là báo hiệu của các bệnh lý về răng nghiêm trọng.

 

Tình trạng chân răng bị vàng khá dễ nhận thấy. Phần lớn dấu hiệu chân răng bị ố vàng biểu hiện rõ nét bên ngoài răng. Nhiều người vẫn xem đây là vấn đề bình thường, không quan tâm đến nhiều.

♦ Chỉ khi tình trạng ngày càng nặng hơn, màu sắc răng trở nên đậm hơn gây mất thẩm mỹ mới tìm đến các giải pháp giải quyết.

♦ Thông thường, tình trạng vàng răng ở giai đoạn đầu nếu được ngăn chặn và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng răng.

♦ Tuy nhiên, khi các mảng cao răng bám sâu và ăn mòn, tình trạng sâu răng diễn biến nặng hơn có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng như viêm chân răng, mẻ vỡ hoặc răng yếu đi,…

Chính vì vậy, tìm hiểu các lý do chân răng bị ố vàng và giải quyết kịp thời là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng.

Nếu bạn tinh ý phát hiện, tình trạng vàng răng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các căn bệnh liên quan đến đường tim mạch, máu, hô hấp… rất nghiêm trọng, bạn có thể chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến cho răng bị ố vàng 

Men răng bị bào mòn khiến ngà răng bị lộ ra và gây hiện tượng răng ố vàng. Tuy nhiên ngoài ra, có có những nguyên nhân khác do thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như những trường hợp khách quan phải kể đến như:

Răng ố vàng vì hút thuốc lá

Trong thuốc lá có chứa nicotine và nhựa thuốc lá sẽ làm răng vàng ố và gây ra vôi răng, mảng bám. Mảng bám và vôi răng sẽ khiến nướu lợi tổn thương gây ra các bệnh như viêm chân răng, viêm lợi. Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy là mảng bám vôi văng có màu vàng, nâu trên răng hoặc lợi.

Bị ố vàng răng do bẩm sinh và di truyền

Một số người do yếu tố di truyền, bẩm sinh nên răng bị vàng từ nhỏ hoặc cấu tạo của men răng không đủ dày để che phần ngà răng. Cấu trúc gen, di truyền là một yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến yếu tố màu sắc và độ dày của men răng.

Với trường hợp các bé phải sinh non hoặc người mẹ khi mang thai có sức khỏe yếu, phải sử dụng nhiều thuốc thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm các loại bệnh răng miệng nhiều hơn bình thường, điển hình là răng vàng từ khi mới sinh ra.

Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline, Histamine, Albuterol có thể khiến răng bị ngả màu. Ngoài ra, các loại nước súc miệng có chứa Minocycline cũng khiến răng bị vàng nếu sử dụng dài ngày.

Đối với trẻ nhỏ, khi còn trong bụng mẹ, người mẹ đã sử dụng thuốc tetracyline (được sử dụng đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, thường gặp ở các mẹ bầu) khiến cho răng bé từ khi sinh ra đã bị xỉn màu

Răng ố vàng do thực phẩm

Sử dụng nhiều các loại thực phẩm có màu đậm có khả năng làm đổi màu răng. Một số thực phẩm rất dễ gây ố vàng răng như: café, trà, coca, củ rền, các loại rượu đỏ hay quả mâm xôi đen hoặc việt quất.

Răng ố vàng vì tuổi tác

Khi tuổi cao, răng bị lão hóa, men răng sẽ mòn dần và khiến răng ngả màu đi.

Bị ố vàng do giảm việc sản sinh men răng

Tình trạng các chất dùng để duy trì men răng như canxi và flour bị xáo trộn, hoặc thiếu hụt chính là giảm sinh men răng. Việc này không chỉ dẫn đến vấn đề răng chuyển màu, vàng răng mà còn bị ê buốt khi gặp các kích thích khác nhau như khi uống nước lạnh, đánh răng, khi tẩy cao răng…

 

Bị ố vàng răng do sâu răng

Sâu răng chính là nguyên nhân bên ngoài đầu tiên khiến răng vàng, khi thức ăn thừa bị mắc vào răng, tạo điều kiện cho chúng sinh sôi. Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn răng miệng không những gây hỏng men răng, khiến răng đổi màu mà còn gây ra bệnh lý sâu răng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời.

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám vẫn còn dính trên bề mặt răng, những kẽ răng, thúc đẩy việc hình thành mảng bám, màu răng dần bị thay đổi dẫn đến tình trạng răng bị ố vàng.

Do răng bị nhiễm chất flour

Flouride được nghiên cứu là chất giúp tăng cường sức khỏe cho răng, ngăn ngừa sâu răng, có lợi cho răng miệng. Tuy nhiên nếu không được điều chỉnh và sử dụng cho đúng mức, chất này có thể gây ra sâu răng và răng vàng.

Đây là việc sẽ xảy đến khi bạn sử dụng quá nhiều thức uống chứa chất flouride hoặc sử dụng nhiều kem đánh răng với nồng độ floride cao. Khi này, flouride tạo nên các mảng bám trên răng, làm việc chải răng gặp khó khăn và công tác vệ sinh khác cũng bị cản trở.

Bị ố vàng răng do chấn thương

Răng cũng sẽ bị chuyển màu khi gặp một số chấn thương, nguyên nhân chính là do khi xảy ra chấn thương, khiến cho các mạch máu bị vỡ, khiến cho men răng bị ảnh hưởng, gây vàng răng.

Cách chữa trị và khắc phục tình trạng răng ố vàng hiệu quả

Một số phương pháp khắc phục răng ố vàng hiệu quả tại nhà

Nếu tình trạng răng ố vàng của bạn là do thói quen sinh hoạt và do ăn uống thì dưới đây là một số giải pháp cho răng ố vàng tại nhà. Bạn có thể thử để sở hữu một hàm răng thật trắng và đều màu:

  • Sử dụng nước hòa với baking soda để đánh lên phần răng vàng, xỉn màu.
  • Hãy kiểm tra lượng thuốc bổ sung sắt bạn đang sử dụng hoặc các loại thuốc sử dụng gần đây có chứa chất sắt.
  • Đổi bàn chải đánh răng, giúp làm sạch mảng bám tốt hơn.
  • Nếu vừa xảy ra chấn thương, va đập đến phần răng miệng. Cần phải đi kiểm tra xem có ảnh hưởng gì đến phần cấu trúc răng mà mắt thường không thấy được hay không.
  • Kiểm tra loại kem đánh răng bạn đang sử dụng có chứa lượng flouride quá mức không rồi thay đổi.
  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột và đường. Đây là điều kiện cho vi khuẩn răng miệng sinh sôi nảy nở, phá hủy men răng.

Chữa trị răng ố vàng tại nha khoa

Trường hợp bạn phải tới các phòng khám nha khoa để khắc phục tình trạng răng ố vàng là khi không các phương pháp khắc phục tình trạng răng ố vàng tại nhà không còn hiệu quả nữa, hoặc khi răng bạn bị ố vàng và cảm thấy đau buốt thì có thể tham khảo một số phương pháp chữa trị răng ố vàng tại nha khoa dưới đây:

Chữa trị răng ố vàng bằng cách tẩy trắng răng

Lấy vôi răng đối với các tình trạng chân răng bị vàng nhẹ. Các case răng không bị nhiễm màu quá nhiều, cạo vôi răng thường xuyên sẽ giải quyết vấn đề này khá tốt.

 

Bọc răng sứ thẩm mỹ – giải pháp khắc phục triệt để răng ố vàng 

Trường hợp răng bị ố vàng, đổi màu do nhiễm kháng sinh, lúc này phương pháp tẩy trắng răng sẽ không có tác dụng. Vì vậy, giải pháp tốt nhất có thể khắc phục đó chính là bọc răng sứ thẩm mỹ.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần men răng bên ngoài, sau đó gắn mão sứ có thiết kế phù hợp với khuôn răng của bạn lên phần cùi răng. Răng sau khi bọc sứ có màu sắc trắng trong tự nhiên, độ bền ổn định, giúp cho bạn có thể ăn nhai thoải mái.

 

Cách ngăn ngừa răng bị ố vàng 

Để phòng ngừa răng bị ố vàng hiệu quả bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận, các nha sĩ khuyên bạn nên thường xuyên làm những việc sau đây để có hàm răng luôn trắng khỏe và không bị ố vàng:

  • Nên đánh răng thường xuyên tối thiểu 2 lần/ngày,
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải không với đến được.
  • Dùng baking soda để đánh răng 1-2 tuần/ lần để giữ cho răng luôn trắng sáng
  • Không sử dụng các loại đồ uống có màu như coca, cà phê… nếu bạn không muốn răng bị ngả màu hoặc chải răng ngay sau khi sử dụng các loại đồ uống đó
  • Hạn chế hút thốc lá, uống các loại đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích
  • Kiểm tra và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/ lần tại nha khoa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.

0979 222 365

Thời gian làm việc
  • Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
  • Chủ Nhật: 08h00 - 18h00

Tư vấn miễn phí