CHỤP THÉP RĂNG SỮA CHO TRẺ – GIẢI PHÁP VÀNG BẢO VỆ RĂNG HIỆU QUẢ BA MẸ NÊN BIẾT

Răng sữa tưởng chừng chỉ là “răng tạm”, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ăn nhai và phát triển của trẻ. Khi răng sữa bị sâu nặng, mẻ lớn hoặc điều trị tủy, giải pháp "chụp thép" thường được bác sĩ nha khoa chỉ định để bảo vệ chiếc răng ấy đến ngày thay. Vậy chụp thép răng sữa là gì? Có đau không? Có ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay sự phát triển răng vĩnh viễn sau này không? Hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây!

CHỤP THÉP RĂNG SỮA CHO TRẺ LÀ GÌ? 

Chụp thép răng sữa (thường gọi là chụp inox hoặc crown răng sữa) là một loại mão răng làm bằng kim loại không gỉ, được thiết kế sẵn để che phủ và bảo vệ toàn bộ thân răng sữa bị tổn thương.

Bác sĩ thường chỉ định chụp thép trong các trường hợp sau:

  • Răng sữa bị sâu lớn: Khi lỗ sâu quá to, hàn trám thông thường không đủ bền.
  • Răng sữa điều trị tủy: Sau khi lấy tủy, răng yếu đi nên cần chụp để bảo vệ.
  • Răng sữa bị mẻ, gãy lớn: Giúp giữ lại răng, tránh phải nhổ sớm.
  • Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn: Chụp giúp răng duy trì vị trí, không xô lệch.

Bọc thép sẽ bảo vệ thân răng sữa khỏi bị tổn thương

Chụp thép giúp duy trì chức năng ăn nhai, tránh xô lệch khớp cắn, và bảo vệ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.

QUY TRÌNH CHỤP THÉP RĂNG SỮA CHUẨN

Quy trình chụp thép răng sữa diễn ra khá nhanh và nhẹ nhàng, thường chỉ cần 1 – 2 buổi hẹn tùy tình trạng răng:

  • Bước 1: Thăm khám và chẩn đoán

Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp phim nếu cần để đánh giá mức độ tổn thương của răng sữa.

  • Bước 2: Vệ sinh và điều trị

Nếu răng bị sâu hoặc viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị (làm sạch mô sâu, lấy tủy nếu cần) trước khi chụp thép.

  • Bước 3: Lấy dấu/chọn mão phù hợp

Với chụp thép, nha sĩ sẽ chọn một mão có kích thước phù hợp trong bộ sưu tập có sẵn, không cần đặt làm riêng.

Mão răng tương thích có sẵn sẽ được sử dụng 

  • Bước 4: Gắn chụp thép 

Bác sĩ mài sơ răng sữa để mão chụp vừa khít, sau đó gắn cố định bằng xi măng nha khoa chuyên dụng.

  • Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc

Phụ huynh được dặn dò cách chăm sóc răng miệng, kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng mão.

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI NHIỀU BA MẸ THẮC MẮC

  1. Chụp thép có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không?
    Mão thép sẽ hoàn toàn không gây hại đến răng vĩnh viễn. Nó chỉ bảo vệ răng sữa bị tổn thương cho đến khi răng thay tự nhiên.
  2. Bé có thấy khó chịu khi ăn nhai không?
    Thường thì sau khi gắn chụp vài ngày đầu bé có thể hơi lạ miệng, sau đó sẽ ăn nhai bình thường. Ba mẹ nên đồng hành, hướng dẫn và giúp bé làm quen với sự khó chịu này. 
  3. Tuổi nào nên chụp thép?
    Thông thường, phương pháp này sẽ áp dụng cho trẻ từ 3 – 10 tuổi, khi răng sữa còn giữ vai trò quan trọng.
  4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi chụp
  • Hướng dẫn bé chải răng kỹ, đặc biệt vùng răng chụp.
  • Hạn chế đồ ngọt, nước ngọt có gas.
  • Tái khám định kỳ theo lịch bác sĩ.

Đừng quên lịch khám định kỳ tại Nha khoa 

  1. Có nên chọn mão thẩm mỹ thay vì thép thường?
    Tùy nhu cầu. Nếu cha mẹ lo ngại về tính thẩm mỹ, có thể chọn mão thép màu trắng (white crown), nhưng chi phí sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đối với răng hàm – vị trí không lộ khi nói cười – chụp thép thường là giải pháp kinh tế và hiệu quả.

Để được tư vấn cụ thể về dịch vụ bọc thép răng sữa, bạn có thể liên hệ Nha khoa Havi theo những thông tin bên dưới để được hỗ trợ sớm nhất. 

Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.

0979 222 365

Thời gian làm việc
  • Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
  • Chủ Nhật: 08h00 - 18h00

Tư vấn miễn phí