LẤY TỦY RĂNG CÓ CẦN CHÍCH THUỐC TÊ KHÔNG? GIẢI ĐÁP CHI TIẾT
Lấy tủy răng là một trong những phương pháp điều trị nha khoa phổ biến nhưng cũng khiến nhiều người lo lắng về cảm giác đau đớn. Liệu trong quá trình lấy tủy răng có cần chích thuốc tê không? Thuốc tê có thực sự giúp giảm đau hiệu quả cho toàn bộ quá trình? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trước khi điều trị!
KHI NÀO CẦN LẤY TỦY RĂNG?
Lấy tủy răng là một phương pháp điều trị nhằm loại bỏ tủy răng bị tổn thương hoặc nhiễm trùng để bảo vệ cấu trúc răng còn lại. Việc lấy tủy răng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
♦ Răng bị sâu nghiêm trọng, đã lan đến lớp tủy răng bên trong gây viêm hoặc nhiễm trùng.
♦ Răng bị chấn thương gãy, mẻ hoặc tổn thương do va đập mạnh, khiến tủy răng lộ ra hoặc bị tổn thương.
♦ Răng nhiễm trùng do vi khuẩn lan ra từ tủy răng, hình thành mủ quanh chân răng – tình trạng này còn gọi là áp xe răng.
Lấy tủy răng là giải pháp giúp bảo tồn răng thật, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn trong tương lai. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Răng bị viêm tủy nghiêm trọng
LẤY TỦY RĂNG CÓ CẦN CHÍCH THUỐC TÊ KHÔNG?
Câu trả lời là CÓ trong hầu hết các trường hợp. Thuốc tê được sử dụng để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc chích thuốc tê hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của răng và mức độ nhạy cảm của bệnh nhân.
Những trường hợp cần chích/tiêm thuốc tê khi lấy tủy răng bao gồm:
♦ Phần tủy răng chưa hoại tử, gây đau khi chạm vào
♦ Răng bị viêm tủy cấp tính
♦ Những người nhạy cảm với các cơn đau hoặc có tâm lý lo lắng khi điều trị.
Thuốc tê an toàn với hầu hết mọi người, nhưng cần thông báo trước với bác sĩ nếu bạn dị ứng thuốc tê hoặc có tiền sử bệnh lý như huyết áp, tim mạch hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Thuốc tê được sử dụng trong hầu hết các dịch vụ nha khoa
Trong trường hợp tủy đã chết, dây thần kinh không còn nhạy cảm, vì vậy bệnh nhân thường không cảm thấy đau. Nếu bác sĩ chỉ làm sạch ống tủy mà không can thiệp sâu đến dây thần kinh, việc sử dụng thuốc tê có thể không cần thiết. Việc này sẽ được bác sĩ trao đổi với bạn trước khi thực hiện và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu về việc vẫn sử dụng thuốc tê.
QUY TRÌNH LẤY TỦY RĂNG TẠI NHA KHOA HAVI
Tại Nha khoa Havi, quy trình lấy tủy răng được thực hiện theo các bước chuẩn y khoa, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình:
- Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang để xác định tình trạng tủy răng.
- Bước 2: Sát khuẩn và chích thuốc tê tại vùng cần điều trị, đợi thuốc tê phát huy tác dụng (thường từ 5-10 phút)
- Bước 3: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tạo lối vào buồng tủy sau đó lấy sạch tủy viêm
- Bước 4: Định hình lại ống tủy và thực hiện trám bít để lấp đầy và kín ống tủy, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập trở lại.
- Bước 5: Lên kế hoạch phục hình răng sau điều trị. Đối với răng yếu hoặc vỡ lớn, bác sĩ sẽ tư vấn bọc răng sứ hoặc đặt cùi giả để bảo vệ răng.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn quy trình lấy tủy răng cụ thể
Tùy vào từng trường hợp mà quy trình này có thể thay đổi một chút để phù hợp. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể sau khi thăm khám. Sau khi lấy tủy răng, cảm giác tê thường kéo dài từ 1-3 giờ. Trong thời gian này, bạn nên tránh nhai hoặc cắn để không gây tổn thương cho vùng miệng.
Chích thuốc tê là cần thiết trong phần lớn các trường hợp lấy tủy răng để đảm bảo sự thoải mái và không gây đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, quyết định sử dụng thuốc tê sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể. Hãy trao đổi rõ với bác sĩ để hiểu và an tâm trước khi điều trị!
0979 222 365
- Thứ Hai - Thứ Bảy: 08h00 - 19h00
- Chủ Nhật: 08h00 - 18h00